Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Thứ 4, 19/07/2023

Administrator

183

19/07/2023, Administrator

183

Bạn đang gặp vấn đề suy giãn tĩnh mạch chân nhưng không biết nguyên nhân từ đâu và làm cách nào để chữa khỏi. Để giải đáp thắc mắc này, xem ngay bài viết nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân dưới đây nhé.

1. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, là tình trạng máu chân dưới bị ứ đọng, không lên tĩnh mạch chủ để trở về tim. Khi máu không thể trở về tim thì sẽ gây ra những hiện tượng huyết động và các mô xung quanh cũng bị biến dạng, dẫn đến phù nề, phình to, có thể quan sát được bằng mắt thường. Khi chạm tay vào vùng tĩnh mạch bị sưng sẽ gây cảm giác đau nhức.

Đây là một chứng bệnh không thể làm ngơ, nếu không được chữa trị kịp thời thì lưu lượng máu động mạch đến chân sẽ ngày càng giảm. Suy giãn tĩnh mạch ở chân thường chỉ diễn ra âm thầm nên người ta khó phát hiện được nên nếu nhanh chóng điều trị sẽ gây loét chân không lành và trường hợp nặng nhất là dẫn đến hoại tử.

2. Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân?

Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Trong tổng số người dân hiện nay thì bệnh suy giãn tĩnh mạch chiếm một tỷ lệ không nhỏ, trong đó 70% là phụ nữ. Tuy phụ nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nhưng mọi người cũng không nên chủ quan vì đây là căn bệnh có thể xảy ra với bất kỳ người nào và một khi đã xuất hiện thì rất khó điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy giãn tĩnh mạch vùng chi dưới.

  • Thói quen sinh hoạt, làm việc: Thói quen sinh hoạt, làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mà hầu như ít ai nhận ra. Vì họ nghĩ rằng đó là những hoạt động, thói quen diễn ra hằng ngày nên sẽ không có vấn đề gì.  Đối với những người phải làm việc trong môi trường văn phòng, phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, hoặc những người mang vác nặng phải dùng lực ở chân. Lúc này máu sẽ dồn xuống hai chân, tạo áp lực lớn cho các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày các van tĩnh mạch bị tổn thương khiến khả năng lưu thông máu bị giảm hoặc bị chặn hoàn toàn.
  • Phụ nữ mang thai: Mang thai cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Khi có thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nặng nề khiến họ gặp khó khăn trong việc vận động. Khi ít vận động đôi chân phải chịu một sức nặng lớn từ cơ thể, lâu ngày gây giãn tĩnh mạch chân.
  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì càng dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn vì do cơ thể họ đã suy yếu.
  • Thói quen ăn uống: Đối với người béo phì hoặc do thói quen ăn uống, ngủ nghỉ không lành mạnh, ăn ít chất xơ hoặc vitamin cũng gây ra suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài những nguyên nhân khách quan trên thì suy giãn tĩnh mạch còn có thể đến từ nguyên nhân chủ quan như những người bị giãn tĩnh mạch bẩm sinh.

3. Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân?

Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân

Như đã nói ở trên thì bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường rất khó nhận ra vì dấu hiệu của bệnh này không có gì khác biệt với những triệu chứng tê mỏi bình thường ở chân. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường trải qua 3 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn bắt đầu: Ở giai đoạn đầu thì các biểu hiện vô cùng mờ nhạt và thoáng qua khiến người bệnh không hề có sự đề phòng. Các biểu hiện thường thấy như:

  • Người bệnh cảm thấy chân nặng hơn cảm giác như mang giày hoặc dép chật hơn bình thường.
  • Khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều sẽ thấy đau chân, mỏi chân.
  • Buổi tối ngủ hay có cảm giác như có kiến bò trên chân, hoặc như bị kim châm thậm chí là bị chuột rút khi đang ngủ.
  • Các mạch máu nhỏ li ti xuất hiện nhưng do lúc giãn lúc không nên người bệnh khó phát hiện ra

Giai đoạn tiến triển: Ở giai đoạn này thì người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng ngày càng rõ rệt hơn, cụ thể như:

  • Chân hoặc mắt cá chân sẽ bị phù.
  • Do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày nên màu sắc ở cẳng chân bị thay đổi.
  • Chân bắt đầu có cảm giác nặng, đau nhức do các tĩnh mạch phồng lên, máu thoát ra ngoài gây phù chân. Ở giai đoạn này, khi nghỉ ngơi các hiện tượng trên cũng không biến mất, trường hợp có thể nhìn thấy các búi tĩnh mạch trương phồng rõ trên da, các mảng máu bầm trên da,...

Giai đoạn biến chứng: Đây là giai đoạn khiến bệnh nhân khó chịu nhất so với 2 giai đoạn trên. Lúc này các cơn đau nhức sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn và nặng hơn, gây ra các tình trạng sau:

  • Khi đi lại nhiều thì chân sẽ bị đau, cẳng và mu bàn chân bị sưng phù
  • Cảm giác đau nhức dai dẳng và cảm thấy chuột rút liên tục vào ban đêm.
  • Tĩnh mạch trở nên giãn to và rõ ràng nổi lên dưới da, làm mất đi vẻ đẹp tổng thể, khi chạm vào vùng tĩnh mạch giãn to cảm thấy đau nhức.
  • Có nhiều tĩnh mạch giãn quá mức, dẫn đến việc vỡ và gây ra chảy máu, hình thành bầm lớn trên chân.
  • Xảy ra viêm và tắc tĩnh mạch sâu, có thể gây tắc nghẽn cho các động mạch chính.
  • Có nguy cơ nhiễm khuẩn vùng loét do suy tĩnh mạch mãn tính.

4. Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới 

Giãn tĩnh mạch chi dưới là loại bệnh khó có thể trị khỏi hoàn toàn, các biện pháp cũng chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh, giúp bệnh nhân đỡ đau nhức hơn. Vì thế tuỳ vào từng tình trạng mà người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có một liệu trình chữa bệnh phù hợp. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên thực hiện một số hoạt động sau đây:

  • Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt: Tránh đứng lâu hoặc ngồi cố định trong thời gian dài.
  • Tập thể dục đều đặn và thường xuyên.
  • Khi đi xa trong xe hơi hoặc các phương tiện khác, hãy thường xuyên duỗi chân để khuếch tán máu.
  • Sử dụng tất dài hỗ trợ đặc biệt cho người bị giãn tĩnh mạch.
  • Giảm cân nếu bạn đang gặp vấn đề thừa cân hoặc béo phì.
  • Đến bác sĩ để kiểm tra khi bạn phát hiện các triệu chứng như trên.
  • Sử dụng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu theo chỉ định của bác sĩ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, bao gồm thực phẩm giàu kali, vitamin phosphat và muối giúp giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch ở chân.

5. Mua thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở đâu uy tín, giá tốt?

Thảo dược Rotuven®300

Hiện nay căn bệnh suy giãn tĩnh mạch xuất hiện ngày càng nhiều, do đó việc các nhà thuốc bắt đầu kinh doanh các sản phẩm điều trị giãn tĩnh mạch cũng nhiều hơn, đa dạng về sản phẩm và giá cả. Tuy nhiên để tìm một nơi cung cấp thuốc trị giãn tĩnh mạch chi dưới chất lượng, giá tốt thì không hề dễ dàng. Khi đến với SATAPHARM những nỗi lo đó của bạn sẽ không còn nữa vì:

  • Chúng tôi là Công ty cung cấp thực phẩm chức năng uy tín, chất lượng, tất cả điều là hàng nhập khẩu.
  • Các sản phẩm điều được được nghiên cứu và sản xuất tại Hoa Kỳ, vượt qua hàng loạt các tiêu chuẩn khắt khe nhất về thành phần, hàm lượng, mức hiệu quả để được phân phối rộng rãi và ưa chuộng tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada,Australia,… 
  • Chất lượng cao nhưng giá thành hợp lý.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng tận tình với chế độ hậu mãi chu đáo.

Dưới đây là giới thiệu về sản phẩm chuyên điều trị suy giãn tĩnh mạch cực kỳ tốt đến từ SATAPHARM, sản phẩm Rotuven®300 là sản phẩm 100% thảo dược được sản xuất tại Mỹ, được chiết xuất từ hạt dẻ ngựa và hoa hòe, có công dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân gồm: đau chân, nặng chân, phù chân, hỗ trợ làm tăng trương lực tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch.

Tham khảo chi tiết sản phẩm này tại: https://satapharm.vn/san-pham/rotuven-300

6. Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch chân dưới, các nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp cho căn bệnh này. Nếu bạn đang gặp vấn đề tĩnh mạch, có thể liên hệ ngay với SATAPHARM qua thông tin sau để được tư vấn miễn phí.

 

Địa Chỉ: 480/52 Bình Qưới, P.28, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0888 99 12 21

Email: satapharmsg@gmail.com

Website: www.satapharm.vn


 

Chia sẻ:
Copyright © 2022 - SATA PHARM. All rights reserved. Design by i-web.vn